......::::::: DIỄN ĐÀN LỚP 11LTBC - RTC2-VOV:::::::..........
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

......::::::: DIỄN ĐÀN LỚP 11LTBC - RTC2-VOV:::::::..........

.........::::::ĐOÀN KẾT-TỰ TIN-CHIỀN THẮNG:::::::.........
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Trường CĐPT-TH I - 50 năm một chặng đường phát triển

Go down 
Tác giảThông điệp
viethoa255

viethoa255


Tổng số bài gửi : 3
Join date : 21/08/2010
Age : 35
Đến từ : Xứ Nghệ thân thương

Trường CĐPT-TH I - 50 năm một chặng đường phát triển Empty
Bài gửiTiêu đề: Trường CĐPT-TH I - 50 năm một chặng đường phát triển   Trường CĐPT-TH I - 50 năm một chặng đường phát triển I_icon_minitimeTue Sep 07, 2010 9:21 am


Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I được thành lập trên cơ sở Trường Trung học Phát thanh Truyền hình I với nhiệm vụ “Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I thành một nơi đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Phát thanh Truyền hình uy tín của cả nước và trong khu vực.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình, là một trong những địa chỉ tin cậy đào tạo cán bộ Báo chí của cả nước. Thành lập từ năm 1957 tiền thân là “Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ Truyền thanh” rồi nâng cấp lên thành Trường Trung học Phát thanh Truyền hình I và nay Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I. Khoá I năm 1957 mở tại đình làng Nghi Tàm huyện Từ Liêm - Hà Nội. Nhiệm vụ ban đầu của trường là đào tạo cán bộ quản lý để khẩn trương tiếp nhận và xây dựng 12 Đài Truyền thanh do Liên Xô viện trợ cho một số tỉnh, thành phố trọng yếu sau ngày miền Bắc giải phóng như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Vĩnh Linh… và một số đài tỉnh có thiết bị do Việt Nam thiết kế lắp đặt. Nhằm phục vụ sự nghiệp Cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù nhà trường phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhất là điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Xong với sự quyết tâm của Lãnh đạo nhà trường và tập thể cán bộ giảng viên, công nhân viên trong các thời kỳ đã vượt qua mọi khó khăn giữ vững, đưa nhà trường phát triển đi lên. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay còn có sự giúp đỡ của Lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương, chính quyền các địa phương đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để nhà trường phát triển đi lên. Nhà trường thực sự đã là nơi đào tạo có địa chỉ tin cậy cho ngành và cho xã hội, thu hút đông đảo HSSV đến học tập. Hiện nay Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I có một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và đạt tiêu chuẩn của Trường Cao đẳng công lập.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, với sự quyết tâm của tập thể cán bộ giảng viên HSSV nhà trường thầy và trò Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý:
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 1992
- Huân chương Lao động hạng Hai năm 1997
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2002
- Huân chương Lao động hạng Nhất cấp lần hai năm 2007
Và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước các cấp chính quyền địa phương trao cho tập thể cán bộ, giảng viên các khoa, phòng cá nhân trong toàn trường.
Sự phát triển đi lên của nhà trường là xu thế tất yếu, Đảng bộ đã có hướng xây dựng nhà trường phát triển ở từng lĩnh vực phục vụ cho công tác đào tạo từ năm 2010 trở đi như sau:
I. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
- Trong những năm sắp tới, nhà trường tiếp tục phấn đấu về mọi mặt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, để lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới đi lên.
Hiện tại cơ cấu tổ chức của nhà trường cần phải củng cố để phù hợp với sự phát triển của nhà trường từ năm 2010 cần xây dựng và kiện toàn vững chắc cơ cấu tổ chức cho phù hợp theo mô hình dưới đây:
1. Về công tác chính quyền:
a/ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng, và các Phó Hiệu trưởng
b/ Các phòng khoa của nhà trường:
- Khoa Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình
- Khoa Báo chí Phát thanh Truyền hình
- Khoa Cơ bản
- Khoa Công nghệ thông tin
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Kế hoạch Tài chính
- Phòng Đào tạo
- Phòng Nghiên cứu Khoa học
- Phòng Công tác HSSV và Thanh tra giáo dục
- Trung tâm dịch vụ đào tạo
2. Công tác Đoàn thể
Đảng bộ Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I có 05 chi bộ; Công đoàn và Đoàn thanh niên là hai tổ chức đoàn thể làm nòng cốt trong việc tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như công tác từ thiện và các hoạt động xã hội khác.
II. VỀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:
1. Về bậc đào tạo:
Với quy mô hiện nay, nhà trường đào tạo hai hệ: Trung học nghề và Cao đẳng. Đồng thời nhà trường đang liên kết với một số trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo chuyển tiếp từ Cao đẳng lên Đại học và cũng là điều kiện để nhà trường thích nghi dần với mô hình đào tạo và quản lý sinh viên ở bậc đại học, tạo điều kiện cho những năm tiếp theo khi nhà trường được nâng cấp lên Học viện.
Hiện nay nhà trường đang đào tạo 6 ngành là:
- Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình
- Công nghệ điện tử viễn thông
- Công nghệ thông tin
- Báo chí Phát thanh Truyền hình
- Kế toán
- Tiếng Anh
Nhà trường sẽ tiếp tục mở rộng đào tạo thêm một số ngành nghề như:
- Quản lý và khai thác thiết bị
- Điện tử - Tự động hoá
- Điện tử tin học
- Quảng cáo
- Quan hệ công chúng và truyền thông
- Quay phim truyền hình
III. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT:
Nhà trường có tổng diện tích xấp xỉ 8,0 ha. Năm 2010 trường đã xây dựng thêm các khu giảng đường học tập và ký túc xá HSSV. Xây dựng những phòng thí nghiệm có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cơ sở II của trường ở xã Lam Hạ thuộc địa bàn thành phố Phủ Lý mới được quy hoạch và đang xây dựng ký túc xá có từ 2.500 đến 3.000 chỗ ở cho HSSV, có hồ bơi, sân chơi thể thao, khu vui chơi giải trí… đáp ứng yêu cầu của HSSV.
Về đội ngũ giảng viên, hiện nay nhà trường có trên 70 giảng viên cơ hữu và các giảng viên thỉnh giảng của các trường cao đẳng, đại học, những chuyên gia giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực kỹ thuật, báo chí của các Đài Phát thanh - Truyền hình, đặc biệt là Đài Tiếng nói Việt Nam về giảng dạy cho HSSV. Nhà trường cũng thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Như cử giảng viên tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về Báo chí tại Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Malayxia… Thông qua những lớp đào tạo như vậy đã bổ sung kiến thức cho giảng viên nâng cao trình độ cập nhật kiến thức công nghệ kỹ thuật hiện đại.
IV. CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO:
Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I, với tư cách là một đơn vị thực hiện theo Nghị định 43 của Chính phủ là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện hai chức năng đan xen nhau: vừa là trường đào tạo giáo dục chuyên nghiệp với trình độ trung cấp và cao đẳng phục vụ cho ngành và xã hội vừa là cơ sở bồi dưỡng đào tạo lại cán bộ cho các đài Phát thanh Truyền hình địa phương. Do đó đòi hỏi nhà trường phải linh hoạt trong mô hình hoạt động, kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu trong nhiều năm qua và đầu tư trang thiết bị hiện đại của ngành. Nhà trường đã quyết tâm đổi mới chương trình và triển khai nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng, thể hiện tính đa dạng, phù hợp và hiệu quả. Một số loại hình đào tạo và bồi dưỡng đã được kiểm nghiệm qua thực tế phù hợp với nhu cầu xã hội bao gồm:
- Hệ Trung học nghề : 02 năm
- Hệ Cao đẳng chính quy: 03 năm
- Hệ Cao đẳng liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng
- Hệ đào tạo liên kết từ hệ Cao đẳng lên Đại học của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I với Trường Đại học Công nghệ và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho các ngành Điện tử viễn thông và Báo chí Phát thanh Truyền hình: 02 năm.
- Đào tạo liên kết với các trường:
+ Đại học Công nghệ Hà Nội đào tạo hệ Đại học tại chức dài hạn và đào tạo hệ Đại học chuyên tu cho ngành Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin.
+ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo hệ Đại học tại chức, hệ đại học chuyên tu ngành Báo chí.
+ Các trường Trung học Phát thanh - Truyền hình: Thanh Hoá, Nam Định, Trung cấp Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Trung cấp Kế toán Hà Nội I và các trung tâm dạy nghề, trường nghiệp vụ truyền thông ở Nghệ An, cũng như các cơ sở khác đào tạo: Hệ Trung cấp và Cao đẳng liên thông.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ: cho cán bộ từ cấp tỉnh, thành, các huyện, thị đang công tác ở các Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương.
- Đào tạo hợp tác quốc tế: Đào tạo cán bộ cho nước bạn Lào và đào tạo công nhân kỹ thuật ngành Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình để xuất khẩu nhân lực cho các nước thuộc khu vực Đông Nam á.
- Đào tạo và bồi dưỡng từ xa : Cho các hệ Trung học và Cao đẳng ngành Phát thanh Truyền hình trong cả nước.
- Thành lập Trung tâm dịch vụ đào tạo: Ngoại ngữ và Tin học trình độ: A, B, C trở lên cũng như các lớp nâng cao tay nghề về kỹ thuật: Điện tử, Công nghệ thông tin và nghiệp vụ Phát thanh Truyền hình.
Hơn 50 năm kiên trì và thực hiện phương châm giáo dục của Đảng, mỗi công trình mà thầy và trò của trường thực tập và trực tiếp tham gia xây dựng là những nét son tô đậm thêm truyền thống của nhà trường trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển. Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục và phát triển hơn nữa theo hướng “nhà trường gắn liền với xã hội”, bố trí thời gian cho HSSV đi thực tế ở các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, HSSV kỹ thuật về các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành cho phù hợp với thời gian đào tạo của từng hệ. Thông qua thời gian thực hành, thực tập chuyên sâu, HSSV nắm chắc lý thuyết và làm quen với thực tế chuyên ngành dần dần tích luỹ kiến thức nghề nghiệp khi ra trường các em có thể đáp ứng ngay cho ngành và cho xã hội.
V.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:
* Mục tiêu:
Nhà trường quyết tâm đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ ngành Phát thanh - Truyền hình và xã hội từ nay đến năm 2015 nhằm:
Xây dựng Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I trở thành một trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành có chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Đề xuất các chương trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I và Đài Tiếng nói Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của trường, của Đài Tiếng nói Việt Nam và xã hội.
Đổi mới công tác quản lý khoa học - công nghệ, gắn hoạt động khoa học - công nghệ với đào tạo, phục vụ sản xuất và đời sống.
Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp quy về khoa học - công nghệ của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I.
Nội dung của công tác Nghiên cứu khoa học 2010 - 2015 tập trung vào các nhiệm vụ:
1. Phục vụ công tác đào tạo
Nghiên cứu các vấn đề khoa học về giáo dục đào tạo công nghệ Phát thanh Truyền hình, Điện tử Viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí Phát thanh Truyền hình, công nghệ sản xuất chương trình Phát thanh Truyền hình.
Phương pháp đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu các phương pháp đào tạo mới: Chương trình đào tạo có áp dụng công nghệ cao, đào tạo từ xa qua mạng ISDN, Internet,…
Các phương pháp quản lý đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo.
Xây dựng đề cương chương trình đào tạo hiện đại, gắn liền với thực tiễn.
Xây dựng các hệ thống thí nghiệm, thực hành, mô hình học tập…
2. Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ.
Trong những năm tới Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I tích cực triển khai các nội dung chủ yếu sau:
Xây dựng và hoàn thiện quy chế nghiên cứu khoa học trong giảng viên và HSSV tạo điều kiện để giảng viên và HSSV tham gia nghiên cứu khoa học. Kiện toàn quy trình tuyển chọn, quản lý, đánh giá, nghiệm thu các loại đề tài và chương trình nghiên cứu KHCN theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: chính xác, tinh giản, khoa học và hiệu quả. Lấy tiêu chí phục vụ đào tạo chất lượng cao và phục vụ thiết thực cho ngành và cho xã hội là hai tiêu chí quan trọng nhất để tuyển chọn và đánh giá hiệu quả của các đề tài, dự án KHCN.
Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KHCN, tăng cường việc thu hút các nguồn tài chính ngoài ngân sách cho hoạt động KHCN, triển khai tốt cơ chế tự chủ tài chính, giải quyết dứt điểm các đề tài tồn đọng và kém hiệu quả. Phân cấp quản lý các đề tài một cách thực sự khoa học, giao toàn bộ kinh phí các đề tài đặc biệt về cơ sở và các đơn vị trực thuộc.
Có thể khẳng định con đường mà Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn cách mạng hiện tại. Nhà trường đã từng bước hiện đại hoá mục tiêu trong những năm tới: “Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I trở thành một phân viện thuộc Học viện Phát thanh Truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam về đạo tạo cán bộ cho ngành Phát thanh Truyền hình và cho xã hội đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đồng thời từng bước phát triển theo hướng đa ngành tận dụng tối đa thế mạnh của nhà trường”.

( Theo : http://cdptth1.vov.vn/ )
Về Đầu Trang Go down
http://viethoa255.blogtiengviet.net/
 
Trường CĐPT-TH I - 50 năm một chặng đường phát triển
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN
»  Sự hình thành và phát triển
» LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
» TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN (CƠ HỘI PHÁT TRIỂN VÀ THU NHẬP KHÔNG GIỚI HẠN)
»  Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I Thông báo tuyển sinh 2010

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
......::::::: DIỄN ĐÀN LỚP 11LTBC - RTC2-VOV:::::::.......... :: Thông Báo của Diễn Đàn :: CĐ PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH I-
Chuyển đến