......::::::: DIỄN ĐÀN LỚP 11LTBC - RTC2-VOV:::::::..........
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

......::::::: DIỄN ĐÀN LỚP 11LTBC - RTC2-VOV:::::::..........

.........::::::ĐOÀN KẾT-TỰ TIN-CHIỀN THẮNG:::::::.........
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 16/08/2010
Age : 35
Đến từ : Bến Tre xứ dừa

NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH Empty
Bài gửiTiêu đề: NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH   NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH I_icon_minitimeFri Aug 20, 2010 10:07 pm

1, Nguyên lý truyn hình
Vô tuyến truyền hình là truyền hình ảnh của một vật thể hoặc cảnh đi xa
bằng sóng vô tuyến điện.
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật truyền hình có thể được giải thich một cách
vắn tắt như sau:
- Hình ảnh cần truyền được camera điện tử (video camera) biến đổi thành
tín hiệu mang thông tin về độ sáng tối và màu sắc của vật. Tín hiệu này được gọi
là tín hiệu hình hay tín hiệu Video.
- Tín hiệu hình sau khi được khuếch đại, xử lý sẽ được truyền đi trên sóng
truyền hình nhờ máy phát hình hoặc hệ thống cáp
- Tại nơi nhận máy thu hình tách tín hiệu hình nhận được từ sóng truyền
hình rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược lại thành hình ảnh tái hiện trên màn
hình.
- Đương nhiên phần âm thanh đi kèm với hình ảnh cũng được biến đổi
thành tín hiệu rồi cũng được truyền đi cùng tín hiệu hình. Tại nơi thu tín hiệu âm
thanh được đưa ra loa để tạo ra âm thanh.
H thng truyn hình en trng chỉ có thể truyền đi và tái hiện được hình
ảnh đen trắng, tức là độ sáng tối của hình ảnh.
H thng truyn hình màu ngoài việc truyền đi và tái hiện hình ảnh đen
trắng còn phải truyền đi tái hiện màu sắc của vật.
Để xây dựng hệ thống truyền hình màu, người ta dựa trên cơ sở nguyên lý
ba màu cơ bản. Nội dung của nguyên lý này như sau:
Mọi màu sắc đều có thể phân chia thành ba thành phần mà cơ bản là: màu
đỏ (R), màu xanh (B) và màu xanh lá cây (G).
Hay nói cách khác, bất kỳ một màu sắc nào có trong tự nhiên cũng đều có
thể tạo ra được bằng cách ba màu đỏ, xanh là xanh lá cây theo những tỷ lệ thích
hợp.
Trên cơ sở quá trình hoạt động của hệ thống truyền hình màu có thể mô tả
vắn tắt gồm năm quá trình vật lý sau:
1. Hình ảnh nhiều màu cần truyền tách ta thành ba ảnh một màu cơ bản:
ảnh màu đỏ, ảnh màu xanh và ảnh màu xanh lá cây.
2. Biến đổi ba ảnh màu cơ bản thành ba tín hiệu điện mang thông tin màu
cơ bản tương ứng Er, Eb, Eg
3. Truyền các tín hiệu màu tới nơi thu
4. Tại nơi thu các tín hiệu này được biến đổi ngược lại thành ba ảnh màu
cơ bản
5. Tổng hợp (cộng) ba ảnh màu cơ bản thành một ảnh nhiều màu
Trong việc truyền các tín hiệu màu đi, người ta không truyền từng tín hiệu
màu trên các kênh truyền riêng rẽ mà từ ba tín hiệu màu Er, Eb, Eg người ta mã
hóa chúng thành một tín hiệu video màu tổng hợp rồi mới truyền đi chỉ trên một
kênh truyền. Căn cứ vào phương pháp mã hóa tín hiệu video màu mà xuất hiện các
hệ truyền hình khác nhau. Trên thế giới hiện nay tồn tại ba hệ truyền hình màu cơ
bản là hệ:NTSC, PAL, SECAM.
Điều hiển nhiên là tín hiệu truyền hình màu phát đi được mã hóa theo hệ
màu nào thì phải dùng máy thu có bộ giải mã màu có hệ tương ứng.
Quét hình điện tử:
Khác với kỹ thuật điện ảnh, trong kỹ thuật truyền hình, người ta không
truyền nguyên vẹn cả một hình ảnh (khuôn hình) đi tức thời mà hình ảnh cần
truyền được phân thành những phân tử rất nhỏ gọi là điểm hình. Những điểm hình
này được xếp theo từng dòng là 525 dòng (hệ FCC) và 625 (hệ CCIR hoặc OIRT).
Nhờ hệ thống quét hình điện tử camera các giá trị sáng tối của từng điểm
hình được biến đổi thành tín hiệu video rồi truyền đi với tốc độ quét ra 1750 dòng
(hệ FCC) hoặc 15625 dòng (hệ CCIR hoặc OIRT) trong một giây.
Để tạo cảm giác hình ảnh chuyển động liên tục người ta cũng truyền đi 30
hình (hệ FCC) hoặc 25 hình (hệ CCIR và OIRT) trong một giây.
Để tái hiện hình ảnh ở trên màn hình, trong máy thu hình (TV) cũng có một
hệ thống quét hình làm việc với tốc độ quét như ở camera. Nếu việc quét ở máy
thu hình không chính xác như ở camera (không đồng bộ) thì trên màn hình thu ta
sẽ thấy hình bị đổ hoặc rung theo chiều ngang (thường nói là mất đồng bộ dòng)
hoặc hình bị trôi xuống (mất đồng bộ mặt).
2, Các thit b truyn hình
Hệ thống truyền hình gồm rất nhiều thiết bị điện tử thực hiện các chức
năng khác nhau: tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo
truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngoài ra còn có cả các thiết bị âm
thanh, ánh sáng, trường quay,…
2.1, Video cmera
Video camera hoặc camera truyền hình là loại thiết bị điện tử có chức
năng biến đổi hình ảnh của vật quay thành tín hiệu video
Có nhiều loại camera: loại chuyên dùng trong các studio truyền hình, loại
này có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp nhưng lại cho chất lượng hình ảnh hoàn
hảo như: độ nét cao, màu sắc trung thực.
Có loại camera vừa dùng được trong các sudio, vừa dễ dàng mang đi lưu
động ngoài trời, loại này có kích thước gọn, trọng lượng nhỏ, thao tác không mấy
khó khăn, thuận tiện cho phóng viên truyền hình đi lưu động. Loại camera lưu
động (portable camera thường có kèm theo một máy ghi hình(portable video
cassette recorder) để ghi tín hiệu video lấy từ camera lên băng từ video. Loại này
được dùng cả với ácquy.
Để gọn nhẹ hơn nữa, hiện nay người ta còn sản xuất loại máy gọi là
CAMCORDER gồm hai phần: camera và máy ghi âm (recorder) lắp ghép với
nhau, khi cần có thể tháo rời thành hai máy dùng riêng biệt.
Để phục vụ cho những người không làm truyền hình chuyên nghiệp,
người ta sản xuất loại máy quay video lưu động (video movie) với nhiều chủng
loại và kích thước khác nhau. ở loại này cả hai phần camera và máy ghi hình đều
được đặt trong một vỏ chung.
Video Movie thường được thiết kế gọn nhẹ, nhiều chức năng điều khiển tự
động, thuận tiện cho người sử dụng, không đòi hỏi người sử dụng phải có kiến
thức sâu về kỹ thuật
Trong một Video camera thường có các bộ phận chính: ống kính, thân
camera, ống ngắm hình.
2.1.1, ng kính (Lens)
Ống kính của video camera làm nhiệm vụ hồi tụ hình ảnh lên màn cảm
quang của bộ phận thu hình điện tử nằm bên trong thân camera. Cấu tạo của ông
kính video camera cũng tương tự như ống kính của máy ảnh hoặc máy quay phim.
Ta có thể đổi kích thước của khẩu độ đóng mở ống kính (IRIS DIAPHAM) để
ánh sáng vào màn cảm quang nhiều hay ít mà cho hình ảnh rõ hay mờ theo ý
muốn.
Nhiều camera có bộ phận bù trừ ánh sáng giúp ta khắc phục vấn đề ngược
sáng khi quay.
Tất cả các video camera đều sử dụng ống kính zoom (ống kính đa tiêu cự)
Zoom có tiêu cự thay đổi liên tục, giúp ta dễ dáng thay đổi khuôn hình (toàn cảnh,
trung cảnh hoặc cận cảnh) mà không cần thay đổi khoảng cách từ camera đến cảnh
vật cần quay. Bộ phận lấy nét (Focus) giúp điều chỉnh để hình ảnh cần quay hội tụ
vào màn cảm quang cho hình ảnh được nét.
Các cơ chế điều chỉnh khẩu độ ống kính (Iris), Zoom và Focus có thể thực
hiện bằng tay (Manual) hoặc tự động (Auto) bằng các phím điều khiển mô tơ
tương ứng.
Nhiều Video camera lắp thêm một kính phóng đại cho phép quay được
cảnh vật có chi tiết nhỏ (cơ chế MACRO).
2.1.2, Thân Camera
Thân Camera chứa ống thu hình (pickup – tube) và các mạch điện tử. Ống
thu hình làm nhiệm vụ biến đổi ánh sáng thành tín hiệu Video. Ngày nay trong
nhiều camera ống thu hình được thay thế bằng bộ phận cảm quang ghép điện tích
(CCD- Chip), có kích thước cực kỳ nhỏ. CCD – Chip có ưu điểm gọn nhẹ, tiêu thụ điện ít, chịu chấn động tốt, ít bị hư hỏng khi bị ánh sáng mạnh chiếu vào, không bị
hiện tượng lưu hình (hình bị kéo vệt) khi ánh sáng yếu.
Đối với camera màu, trước ống kính thu hình có lắp hệ thống lăng kính để
tách ánh sáng thành ba dải ánh sáng màu R, G, B.
Phía trước hệ thống lăng kính, nơi ống kính lắp với thân camera còn đặt
các kính biến đổi nhiệt độ màu (filten) để bù lại sự thay đổi điều kiện chiếu sáng.
Các mạch điện tử bảo gồm các mạch tạo xung quét hình, mạch sửa méo,
trong các camera màu có các mạch mã hóa màu. Ngoài ra còn có các mạch điện tử
tạo tín hiệu chuẩn (sọc màu), các tín hiệu cảnh báo, tạo ký tự để chỉ thị trạng thái
làm việc của máy,… Mạch khuếch đại tín hiệu với chuyển mạch đặt bên ngoài
camera có ký hiêu kà GAIN cùng các nấc chỉ 0dB, 6dB, 9dB, 18dB,.. cho phép
tăng mức tín hiệu video khi quay cảnh chiếu sáng. (Lưu ý, khi tăng tốc độ khuếch
đại đồng thời với mức nhiễu trên hình cũng tăng theo).
Trong các video camera không chuyên nghiệp đôi khi còn có thêm các
mạch tạo, các dạng kỹ xảo đơn giản.
Điều cần chú ý, khi sử dụng ngoài việc chỉnh lấy nét (Focus), để có được
màu chính xác khi quay cần chọn đặt các filten ở các vị trí thích hợp và nhất thiết
phải chỉnh cân bằng trắng (While Balance) phù hợp với điều kiện ánh sáng.
2.1.3, Kính ngm hình (Viewfinder)
Phần lớn các Video camera đều có một kính ngắm hình điện tử, hầu hết là
đen trắng
Thực chất nó gần giống như một chiếc tivi đen trắng thu nhỏ giúp cho
người quay phim quan sát được hình ảnh trên màn hình để bố cục khuôn hình,
kiểm tra độ nét chất lượng hình quay. Trên kính ngắm hình thường có núm điều
chỉnh độ sáng tối (Brightness) và độ tương phản (Contrast).
Ngoài các bộ phận chính trên, ở các camera lưu động thường gắn thêm một
micro để tiện ghi âm thanh đồng bộ với hình ảnh. Đi kèm với video camera còn có thể có các thiết bị hỗ trợ như bộ phối hợp
nguồn (AC camera adaptor) hoặc bộ điều khiển camera (CCU – Camera Control
Unit).
2.1.4, S
d ng camera
Video camera có rất nhiều loại khác nhau, do vậy việc sử dụng đúng và
không để xảy ra các hư hỏng đáng tiếc, kéo dài tuổi thọ của chúng và khai thác có
hiệu quả tính năng của camera; trước khi dùng cần đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn
sử dụng (đi kèm theo máy). Tốt nhất là nên nhờ những người có kinh nghiệm, có
kỹ thuật kiểm tra và hướng dẫn trước.
Trong tài liệu hướng dẫn chỉ rõ:
- Các thông số kỹ thuật như: độ nhạy, độ chiếu sáng tối thiểu, chuẩn), độ
phân giải, hệ màu, nguồn điện nuôi, công suất tiêu thụ, kích thước, trọng lượng,
điều kiện làm việc cho phép,..
- Các phụ kiệ kèm theo máy hoặc cần mua thêm nếu muốn mở rộng khả
năng hoạt động của máy.
- Vị trí, chức năng các bộ phận, các chuyển mạch, phím bấm, vận hành
máy.
- Các ghép nối máy, các phương thức, quy trình khai thác máy.
- Cách bảo quản và các hiện tượng trục trặc kỹ thuật thường gặp và cách xử
lý,…
2.2, Máy ghi hình (Video cassetle recorder)
Trong kỹ thuật truyền hình hiện nay để ghi tín hiệu video phần lớn đều
dùng máy ghi hình từ tính (Video tape recorder hoặc video recorder) ghi lên băng
từ (video tape). Nguyên lý ghi đọc trên băng từ của máy ghi hình về cơ bản giống
như máy ghi âm. Song do đặc điểm của tín hiệu Video có giải tần số rất rộng so
với dải tần số của tín hiệu âm thanh nên trong nguyên tắc làm việc và kết cấu máy
có nhiều điểm khác biệt so với máy ghi âm như:
- Trong các máy ghi hình đều có hệ thống mạch điện từ xử lý đặc biệt đối
với tín hiệu Video (đen trắng và màu) trước khi ghi lên băng từ hoặc đọc băng từ
ra.
- Các đầu từ ghi đọc tín hiệu (video head) có kích thước rất nhỏ, mảnh, khe
từ hẹp và gắn trên trống đầu từ quay với tốc độ 25 hoặc 30 vòng/giây.
- Trên băng từ tín hiệu Video được ghi thành những vệt từ có bề rộng rất
nhỏ và nằm trên một góc anpha từ 5 - 7 độ so với mép băng.
- Tín hiệu âm thanh được ghi dọc theo một mép băng từ. Còn dọc theo mép
băng thứ hai được ghi tín hiệu điều khiển (CLT) dùng để làm chuẩn điều chỉnh tốc
độ kéo băng khi đọc.
- Có hệ thống tự động ổn định tốc độ kéo băng và tốc độ quay trống đầu từ
(hệ thống servo) đảm bảo cho tín hiệu video được ghi chính xác ở những vị trí
nhất định trên băng từ và các đầu từ video đọc đúng vệt từ đã ghi.
- Có hệ thống dàn băng để kéo băng từ hộp ra, ôm lấy trống đầu từ khi ghi,
đọc băng và thu băng vào hộp băng khi dừng máy.
- Có hệ thống điều chỉnh tự động nhờ một IC điều khiển các hoạt động của
máy thực hiện chính xác, nhịp nhàng. Ngoài ra trong các máy ghi hình dân dụng
để thuận tiện cho người sử dụng, người ta còn lắp thêm đông hồ điện tử, bộ phận
hẹn giờ, bộ thu tín hiệu truyền hình…
Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều máy ghi hình do nhiều hãng sản xuất
và ngay trong cùng một hãng cũng sản xuất nhiều loại. Chúng có thể khác nhau về
nhiều mặt: về cỡ băng (độ rộng băng) sử dụng, như hệ thống Umatic dùng ¾ inch
(1 inch = 2,54cm), hệ VHS, Betamax dùng băng ½ inch (12,7mm), hệ video dùng
băng 8mm; các hệ máy này còn khác nhau về kết cấu máy, các mạch điện tử xử lý
tín hiệu, hệ màu, hệ thống dàn băng, kích thước đầu từ video,…
Do vậy, một băng được ghi ở hệ máy, hệ tiêu chuẩn kỹ thuật nào thì chỉ có
thể đọc được trên các máy có hệ tiêu chuẩn cùng loại.
Vì có quá nhiều loại máy ghi hình, nên khi sử dụng cần tìm hiểu kỹ qua các
tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy hoặc nhờ những người có chuyên môn, kinh
nghiệm hướng dẫn cụ thể.
Trong việc sử dụng máy ghi hình càn lưu ý tránh để máy bị bẩn bụi. Đặc
biệt là vấn đề bảo quản băng cần tránh để bị rách, ướt, ẩm; nếu bị ẩm, băng dễ bị
dính, mốc, rã bột từ; khi bột từ bị rã, mốc có thể bịt kín khe làm việc của đầu từ
vốn đã rất hẹp, khiến cho không thể ghi, đọc được.
Băng để ở nơi nóng quá cũng dễ làm cho mép băng bị quăn, khiến việc ghi
đọc tín hiệu điều khiển không được hoặc sai, dẫn tới tốc độ kéo băng sai, chất
lượng hình bị xấu, thậm chí bị hỏng.
Đầu từ video cũng rất dễ gãy, nên cần lưu ý kỹ thuật lau đầu từ.
2.3, K thu
t dng bng Video
Dựng băng video (video editing) là một công đoạn trong quy trình sản xuất
phim hoặc chương trình video.
Mục đich của việc dựng băng video là loại bỏ những hình ảnh, cảnh quay
không sử dụng như cảnh mất nét, khuôn hình xấu, chất lượng hình ảnh không chấp
nhận được và sắp xếp lại hình ảnh đã ghi được theo một trình tự mong muốn trong
phim.
Trong kỹ thuật truyền hình, không thể dùng phương pháp cắt xén và cắt dán
trực tiếp các khuôn hình như trong kỹ thuật dựng phim nhựa của điện ảnh, mà phải
dùng các thiết bị video chuyên dùng.
Trường hợp đơn giản nhất là dùng máy ghi hình để đọc băng đã ghi, một
máy thứ hai để ghi những hình ảnh đã chọn trên một băng mới. Việc thao tác chọn
các điểm đầu và điểm cuối của từng cảnh và ghép nối các hình ảnh lại với nhau
bằng cách bấm trên bàn điều khiển, dựng băng hoặc trực tiếp trên các máy ghi
hình. Nhờ các mạch điều khiển ở trong máy, các mạch chức năng sẽ tự động điều
khiển hai máy ghi, đọc hoạt động nhịp nhàng, chính xác. Có hai chế độ dựng băng:
2.3.1, Dng ni tip (Assemble Editing)
Đây là cách dựng đơn giản, chỉ là cách in lại các cảnh đã quay được chọn
trên băng gốc sang các băng trắng khác và sắp xếp lại theo trình tự hợp lý đúng
với kịch bản phim.
Ở chế độ dựng này, cả ba tín hiệu: tín hiệu hình, tín hiệu âm thanh và tín
hiệu điều khiển đều được ghi lại trên băng mới.
2.3.2, Dng xen k (Insert Editing)
Chế độ này chỉ thực hiện trên các máy ghi hình có chức năng dựng xen
kẽ.
Chức năng dựng xen kẽ (Insert Editing) cho phép ta thay thế một cảnh
mới vào một cảnh đã ghi trước đó (vá hình), trong khi tiếng cũ vẫn có thể giữ
nguyên.
Hoặc ngược lại ta có thể thay thế một âm thanh cũ bằng một âm thanh
mới trong khi vẫn giữ nguyên hình.
Ở chế độ này, việc xác định các điểm dựng vào và điểm dựng ra đòi hỏi
phải chính xác, hai máy phải làm việc đồng bộ với nhau.
Trên băng muốn vá hình hoặc vá tiếng thì đường tín hiệu hình hoặc tín
hiệu tiếng cũ có thể bị xóa để ghi mới, song đường tín hiệu điều khiển (CTL) vẫn
được giữ nguyên.
Việc thao tác máy để dựng băng video không khó, song đòi hỏi phải
chuẩn xác để tránh xóa nhầm vào những cảnh hoặc tiếng cần giữ.
Do vậy, phải có thời gian làm quen với từng loại máy cụ thể và thuần thục
sử dụng máy.
2.4, Âm thanh
Trong một phim video ngoài hình ảnh, âm thanh cũng là một yếu tố quan
trọng. Âm thanh dù là lời thuyết minh, tiếng động hay đối thoại đều phải rõ ràng,
dễ nghe, khớp với hình ảnh, âm nhạc nếu dùng phải hay và phù hợp với nội dung
phim.
Hầu hết các video camera lưu động đều có gắn một micro trên thân camera.
Điều đó cho phép thu âm thanh đồng bộ với hình ảnh. Tuy nhiên, phần lớn các loại micro có sẵn trên máy chỉ thu tốt trong phạm vi vài ba mét. Càng xa nguồn
âm, chất lượng âm thanh thu được càng kém, mặt khác chúng cũng dễ dàng thu
các tạp âm, tiếng ồn xung quanh.
Để thu được âm thanh chất lượng tốt nên dùng một micro ngoài rồi cắm
vào lỗ Exmic (micro ngoài) trên camera hoặc vào máy ghi hình.
Có rất nhiều loại micro khác nhau, micro định hướng, micro không định
hướng, micro điện động, micro tụ,..
Để đi ghi lưu động nên dùng loại micro điện động vì loại này bền hơn,
không cần pin cấp điên cho micro, tránh được tình trạng tiếp xúc pin xấu hoặc khi
pin yếu ảnh hưởng đến chất lượng thu thanh.
Cũng nên chọn loại micro định hướng nếu muốn tránh tiếng ồn xung quanh.
Trong các phim ghi hình lưuđộng nên cố gắng ghi được tiếng hiện trường đồng
thời với hình ảnh. Trường hợp cần ghi tiếng thuyết minh, lời bình luận hoặc thêm
nhạc thì có thể thực hiện trong phòng thu qua bàn pha âm (Audio Mixer) để trộn
chúng với nhau và điều chỉnh các to nhỏ cho hợp lý.
2.5, Quay phim
Người quay phim về truyền thông phải nắm bắt được nội dung chủ đề thể
hiện bằng ngôn ngữ hình ảnh trong các thể loại.
2.5.1, i vi th loi có ct truyn
Để cho câu chuyện diễn ra thật tự nhiên và hợp lí, chúng ta phải thay đổi
khoảng cách và góc độ: Có thể để camera ở cùng một vị trỉ rồi dùng ống kính thay
đổi tiêu cự lấy toàn cảnh rồi zoom vào trung cảnh, zoom vào cận cảnh, zoom vào
đặc tả. Bốn cú máy này thực hiện cùng một vị trí của camera, ví dụ: khi chúng ta
cách 200m in vào một chủ thể đang nói về vấn đề an toàn giao thông để nói và ý
thức của người tham gia giao thông, với camera ở vị trí cố định thì chúng ta chỉ bó
chặt khuôn hình quanh một chủ thể liên tục bành trướng, kích thước. Mọi vật thể
trong bối cảnh vẫn giữ nguyên các vị trí tương đối của chúng. Kết quả là chúng ta
nhìn thấy chủ thể mỗi lúc một lớn mà không có cảm giác rằng mình đang thật sự
đến gần chủ thể.
2.5.2, Khi quay nhng cnh phng vn
Tránh để khuôn hình cắt ngang nhân vật ở những khớp nối tự nhiên. Nên
chọn những điểm cắt ở giữa đường chân trời luôn nằm ngang khuôn hình, theo
nguyên tắc phân ba, đólà hai đường thẳng ngang trong khuôn hình, và hai đường
thẳng đứng. Nên đặt các nhân vật chính ở đường giao tuyến này.
Khi bố cục khuôn mặt để quay phỏng vấn nên bố trí sao cho đôi mắt nhân
vật nằm ở 1/3 khuôn hình từ trên nhìn xuống, nhớ dành khoẻng không gian để thu
hình chọn mái tóc. Khi quay gương mặt trông nghiêng này hãy bố trí nhân vật
khuôn hình sao cho phía trước của nhân vật có nhiều khoảng trống hơn phía sau.
Chú ý hậu cảnh nhất là khi quay phỏng vấn không để gối đầu họ lên cột
đèn, thân cây, nhánh cây. Chỉ cần dịch chuyển camera là dễ dàng tránh được
những hậu cảnh này.
Góc độ thu hình là tầm nhìn của camera hướng tới chủ thể thêm vào đó để
cảnh quay chuyển tiếp mượt mà dễ hiểu từ cú máy này sang cú máy khác. Chúng
ta luôn luôn nhớ những gì trước đoạn phim bạn đang quay và những gì tiếp sau đó,
dựa trên bốn góc độ camera cơ bản để sử dụng chúng: ngang tầm mắt, góc độ
thấp, góc độ cao – qua vai, đây là kĩ thuật tiêu biểu chuẩn bị khi quay một cuộc
đối thoại hai người.
Thông thường, camera hướng ống kính về phía người trả lời qua vai
người phỏng vấn, chúng ta có thể cho người xem thấy dáng của người phóng viên,
một phần gương mặt trông nghiêng của người phỏng vấn từ sau lưng tới. Có lúc
bạn muốn trình bày phản ứng của người nghe trước những lời của người nói, trong
trường hợp này bạn đổi cách quay bàng cách đảo vị trí đã nói trên và thu hình trọn
gương mặt của người nghe.
Hoặc có thể di chuyển tới lui thu hình hết qua vai người này đến qua vai
người kia. Để tránh sai trục hình ảnh bạn phải nhớ lại đúng vị trí mà bạn đã đứng
trước đây. Ví dụ: Nếu bạn khởi đầu bằng cú bấm máy quay từ phía bờ vai bên trái
của cùng nhân vật thì cứ trở lại vị trí đó. Nếu bạn đổi qua vị trí bờ vai bên phải của
cùng nhân vật đó thì khi xem lại sẽ thấy nhân vật của bạn bất ngờ đổi chỗ. Nếu bạn muốn thay đổi vị trí camera hay của các chủ thể thì hãy báo cho người xem
biết bạn sắp làm điều đó. Cách tốt nhất để thực hiện sự thông báo này là di chuyển
camera theo chiều ngang lưới qua của chủ thể trong khi quay, hoặc ta có thể đạo
diễn cho các chủ thể, hoặc thay đổi vị trí trong cú bấm máy trong khi camera vẫn
giữ nguyên ở một chỗ.
Trong bố cục nhiều nhân vật nên bố trí trong hoàn cảnh thoải mái để hợp
vị trí của họ trong khuôn hình được tự nhiên. Nếu phù hợp với mục đích nội dung
câu chuyện thì chúng ta nên sắp xếp cho đầu các nhân vật ở những độ cao khác
nhau và khuôn mặt nhìn theo những hướng khác nhau, tránh xếp nhiều nhân vật
theo một hàng ngang, tất cả đều nhìn về phía camera.
Khi quay phong cảnh mà lia máy ngang, trong lúc đang thu hình động tác
đưa camera phải trơn tru, nên để camera trên chân máy có ổ bi để đảm bảo cho
chuyển động được êm và ổn định. Nếu giữ camera bằng tay thì đứng thật vững,
nếu lia máy phải chuẩn bị trước tư thế đứng. Nếu tĩnh nên có điểm tì để giữ
camera khỏi rung, cảnh lia cũng như cảnh tĩnh phải rõ ràng, dứt khoát điểm đầu và
điểm cuối, cú lia quay trong cảnh nên có tiền cảnh để tạo chiều sâu.
Sắp xếp khuôn hình khi đổi cảnh dựng thì đổi cỡ cảnh (toàn, trung, cận,
đặc tả) đổi góc độ camera từ cú máy này sang cúmáy khác.
Mức khác biệt giữa toàn cảnh và trung cảnh, cận cảnh phải rõ ràng, phân
biệt chứ không mơ hồ, do dự. Việc thay đổi góc độ đột ngột quá khiến khán giả
khó chịu. Đừng bao giờ đảo ngược tầm nhìn của bạn đối với chủ thể mà không
cung cấp những thông tin hình ảnh báo trước cho người xem, là bạn đổi hướng
nhìn; và đừng bao giờ dùng một thủ pháp cho hai cú máy riêng lẻ liên tiếp nhau.
Sự liên tục của các hoạt động, các cảnh trước, song phải nhất quán nghĩa
là hãy giữ cho hành động chuyển từ cú máy quay này sang cú máy quay khác theo
một phong thái hợp lí và rõ ràng trong một trình tự liên tục của hành động, các
mấu nối động tác ở khuôn hình sau phải liên tục ở khuôn hình trước dù khuôn hình
có thay đổi những phần chọn lọc của hành động. Các mấu nối phải đồng trực, muốn phá trục hình ảnh phải có cảnh truyền.
Màu sắc giữa hai khuôn hình không được tương phản lớn cũng như hành động ở
cú quay trước, hành động của cú quay sau. Nếu hành động thay đổi đột ngột thì
phải nhớ thay đổi một số thông tin hình ảnh, có thể là bằng một cú quay phụ để
báo cho người xem biết trước.
2.5.3, Hưng chuyn ng
Đừng làm người xem bối rối vì chuyển động của nhân vật trong phim
chuyển hướng bất thình lình. Khi một chủ thể đi ra phía trái khuôn hình thì hãy
cho nhân vật đi từ phía phải trong các cú quay sau. Cần nhớ là khán giả chỉ thấy
những gì trên màn ảnh chứ không thấy toàn bộ cảnh trí của bạn. Người quay phim,
nếu chiều hướng của chuyển động thay đổi thì bạn phải giải thích bằng hình ảnh lí
do đổi hướng.
2.5.4, Tính nht quán ca ngun sáng
Nguồn sáng không đồng nhất cũng có thể gây khó chịu như nhân vật đột
nhiên thay đổi mà không thấy tiến trình thay đổi giữa cảnh đêm và ngày, nên có
cảnh đệm. Nếu quay phim trong nhà thì ta dễ bố trí nguồn sáng cho nhất quán. Khi
quay ngoài trời, cố gắng thu hình ở cùng giờ giấc trong ngày với những ánh sáng
chiếu cùng một hướng ở mỗi cú quay.Tất nhiên không có thể điều khiển được thời
tiết cho nên đôi lúc chúng ta phải tìm giải pháp thoả hiệp.
2.6, Ánh sáng
Video – Camera có khả năng tạo ra chất lượng hình ảnh tối ưu dưới nhiều
tình huống ánh sáng biến đổi, các chế độ mở ống kính tự động, kích sáng … sẽ
họat động để nâng cao hình ảnh tự động hay điều chỉnh bằng tay. Những cơ chế
nói trên chỉ kiểm soát được lượng sáng chứ không quyết định được tính thẩm mỹ
của ánh sáng. Độ sáng mục tiêu đầu tiên của chúng ta là cung cấp cho camera một
lượng sáng thích hợp để tạo hình ảnh rõ, trong sáng, chú ý đừng để thừa sáng hoặc
thiếu sáng, hoặc thiếu chiều sâu. Khi chiếu sáng phải phải tạo được khối, chi tiết bị
tối và người xem không nhìn thấy được, và tạo ra được khối và chi tiết nâng tính
thẩm mỹ của ánh sáng. 2.6.1, Ngun sáng pha trn
Nên tránh những nguồn sáng pha trộn bởi vì nó làm cho màu sắc của hình
ảnh không đúng, còn để tái tạo lại hình ảnh chúng ta có thể dùng kính lọc xanh kêt
hợp với giấy tản sáng.
Ánh sáng bố trí thường cần bốn nguồn sáng cơ bản: đèn chủ quang, đèn
phụ quay, đèn ven, đèn phông.
2.6.2, Ánh sáng thiên nhiên
Nguồn sáng ngoài trời thông thường là mặt trời, tính chất của nguồn sáng
này thường biến đổi rất lớn từ ánh nắng trực tiếp, tương phản sang ánh sáng hoàn
toàn phân tán của bầu trời đầy mây.
2.6.3, Ngưc sáng
Tránh dùng nguồn sáng ngược làm nguồn sáng duy nhất trừ khi bạn muốn
ghi hình chủ thể thành bóng đen. Nhưng ánh sáng ngược có thể trở nên hấp dẫn
khi ta dùng nguồn sáng phụ hay tấm phản quang. Mặt trời chếch sau chủ thể cho
ánh sáng xem rất đẹp. Mặt trời lúc này là ánh sáng chính còn đằng trước chủ thể
có thể dùng phản quang.
Về Đầu Trang Go down
http://09bc.roll.tv
 
NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRUYỀN HÌNH – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2010
» KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH
» NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
» THÔNG TIN TUYỄN SINH CĐ TRUYỀN HÌNH
»  Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I Thông báo tuyển sinh 2010

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
......::::::: DIỄN ĐÀN LỚP 11LTBC - RTC2-VOV:::::::.......... :: Thông Báo của Diễn Đàn :: Báo Truyền hình-
Chuyển đến